Chữ Lộc trong tiếng Hán – Lý giải chuẩn xác nhất về chữ Lộc

Chữ Lộc trong tiếng Hán – Lý giải chuẩn xác nhất về chữ Lộc

Chữ Lộc trong tiếng Hán là một trong số những chữ lành, được người Việt yêu thích bày trí trong không gian sống. Xét về vị trí, chữ Lộc nằm ở vị trí trung tâm của “tam đa” Phúc – Lộc – Thọ, và thường được hiểu là chữ quý đại diện cho tài lộc, tiền bạc.

Tuy nhiên, xét theo chiết tự và ý nghĩa biểu trưng, chữ Lộc trong tiếng Hán bao hàm rất nhiều điềm lành, phúc vận; chữ không chỉ đơn giản là tiền bạc, vật chất.

Nguồn gốc của chữ Lộc trong tiếng Hán trong văn hoá Trung Hoa

Cách giải thích chữ Lộc trong tiếng Hán theo dân gian

Có khá nhiều cách giải nghĩa cho sự xuất hiện của chữ “Lộc” trong văn hóa người Hán. Truyền thuyết kể rằng, “ông Lộc” là nhân vật có thật trong lịch sử. Đây là một phú hào người Giang Tây, sống tại thời Thục Hán, Trung Quốc. Ông làm quan lớn tại địa phương, tiền bạc của cải dồi dào. Đây là vị quan hiền lành, thường ban phát tiền của, cứu tế dân chúng. Hình tượng ông Lộc trong dân chúng chính là một cụ ông hiền lành, thường mặc áo màu xanh lục (màu Lục đọc chệch đi thành Lộc), tay chống quải trượng như ý.

Hình tượng ông Lộc cũng là đại diện cho khát khao của dân chúng về một vị quan yêu dân như con, về cuộc sống sung túc, hạnh phúc, đủ đầy.

Tranh chữ Lộc mạ vàng – Chữ Lộc trong tiếng Hán

Cách giải thích chữ Lộc trong tiếng Hán theo ngôn ngữ học

Ngoài cách lý giải này, theo các chuyên gia ngôn ngữ học, chữ Lộc trong tiếng Hán còn có thể xuất phát từ “bổng lộc”.

Thời cổ đại, việc đỗ đạt làm quan, áo gấm về làng và nhận bổng lộc vua ban là ước nguyện của tất cả dân chúng.  Việc nhận “bổng lộc” không chỉ đại diện cho việc đã chính thức thay đổi tầng lớp (nhập sĩ), trở thành giai tầng đứng đầu trong xã hội mà còn mở ra một tương lai đầy đủ về quyền thế, địa vị và của cải, tiền bạc.

Do vậy, chữ Lộc này cũng đại biểu cho thân phận. “Lộc” càng nhiều thì địa vị trong xã hội, trong gia đình càng lớn.

Cách viết chữ Lộc trong tiếng Hán

Xét về cấu tạo, chữ Lộc gồm 12 nét, được cấu tạo từ 03 bộ thủ:

Bên trái: Bộ thị /shi/: Bộ thị biểu trưng cho khát vọng, ước nguyện của con người. Bộ Thị cũng mang hàm nghĩa chỉ vị thần chưởng quản đất đai, liên quan đến điền sản, chúc phúc, tế tự. Các chữ mang bộ Thị còn có có thể mang nghĩa là cầu nguyện lâu dài, ước nguyện một điều gì đó lâu dài.

Bên phải gồm 2 bộ: Kệ và Thủy, tạo nên chữ Lộc /Lù/. Xét về tổng thể, chữ Lộc này mang nghĩa là tiền tài, may mắn và ý chỉ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Nếu tách riêng lẻ từng bộ thì ý nghĩa của chữ còn được mở rộng thêm:

Bộ Kệ /ji/: xét theo chữ tượng hình, bộ Kệ có hình dạng tương đối giống chiếc đầu heo thường dùng để cúng tế.

Bộ Thủy /shui/: Nghĩa là dòng nước. Từ xưa đến nay, hướng của dòng nước chảy trong phong thủy vẫn được xem là hướng của tài lộc, tiền bạc. Nguồn nước dồi dào nghĩa là của cải đầy đủ, tài sản tích tụ.

Tổng kết lại,  xét theo chiết tự, chữ Lộc ngoài việc trực tiếp chỉ tiền bạc còn có thể hiểu là hoạt động tế lễ, khấn xin trời đất, chư thần để công việc thuận lợi, kinh doanh suôn sẻ, công việc hanh thông… Từ đó, gia chủ có thể thu được nhiều tiền bạc, kim ngân tài bảo hơn nữa.

chữ lộc trong tiếng Hán

Chữ Lộc trong tiếng Hán

Những vật biểu trưng cho chữ Lộc

Ngoài viết trực tiếp chữ Lộc theo chiết tự, “Lộc” còn có thể được biểu trưng thông qua các hình ảnh, tranh vẽ. Một số hình ảnh thường được sử dụng, có thể kể tới như:

  • Tranh vẽ tam đa Phúc – Lộc – Thọ: Đây là dạng tranh phổ biến nhất, thường gặp nhất ở những gia đình mong cầu phúc lộc thọ. Bộ ba Tam Đa trong tranh thường là những tiên ông với thần thái tươi tắn, nụ cười phúc hậu rạng ngời. Tranh còn có thể xuất hiện thêm trái đào, xâu tiền, đồng tử, con hươu… hoặc các vật phẩm mang đến điềm lành khác.
  • Con hươu: cũng xuất phát từ sự đồng âm, con hươu /lu/ trong tiếng Trung cũng được sử dụng như một biểu tượng của phúc lộc /lu/. Hình tượng con hươu thường được xuất hiện bên cạnh ông Lộc áo xanh, trẻ nhỏ hoặc trong một cánh rừng tươi tốt, giàu sinh khí.
  • Hoa mẫu đơn: theo văn hóa Trung Quốc, hoa mẫu đơn là loại hoa phú quý, biểu trưng cho thân phận và địa vị trong xã hội. Vì vậy, họa tiết hoa mẫu đơn cũng được sử dụng như một cách cầu phúc lộc, tài vận.

Ý nghĩa tốt đẹp của chữ Lộc trong tiếng Hán

Từ xa xưa, chữ Lộc trong tiếng hán ít khi xuất hiện riêng lẻ mà thường nằm trọn trong bộ Tam Đa hoặc ít nhất là xuất hiện trong cụm “Phúc Lộc”.

Điều này ít nhiều cũng đã thể hiện góc nhìn sáng suốt của ông cha ta khi mong cầu tài vận: đặt chữ Lộc nằm giữa chữ Phúc và chữ Thọ. Người muốn “có Lộc” cần tích “Phúc” và cầu Thọ. Phúc vận đủ dày thì tài lộc tự đến. Cội nguồn của Tài lộc bất tận chính là phúc vận thâm sâu.

chữ lộc trong tiếng Hán

Chữ Lộc trong tiếng Hán

Vì vậy, người có tiền tài luôn là những người biết tích phúc, biết nỗ lực phấn đấu cho cuộc sống, có tư tưởng tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.  Và khi đã có đủ cho mình, thì tán phúc tán lộc để hưởng thọ dài lâu. Cứ nhắm mắt thu lộc bất minh thì tự nhiên sẽ ảnh hưởng phúc thọ.

Chính vì hiểu rõ mối quan hệ sâu sắc giữa Phúc – Lộc – Thọ mà không khó để nhận thấy, rất nhiều người nổi tiếng, doanh nhân thành đạt làm rất nhiều các hoạt động công ích, hoạt động từ thiện để đóng góp cho xã hội. Một phần xuất phát từ bản tâm hướng thiện, phần khác cũng là cách để vun đắp phúc vận, hưởng lộc, hưởng thọ lâu dài.

Chữ Lộc trong tiếng Hán là một chữ lành, mang tới rất nhiều điềm tốt cho gia chủ. Treo một bộ tranh chữ Phúc Lộc Thọ không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian sống mà còn góp phần tạo nên những dòng chảy sinh khí, tăng thêm phúc vận cho những người sống trong gia đình.

Để được tư vấn chọn tranh chữ Phúc Lộc Thọ phù hợp với tuổi bản mệnh và gia đạo, khách hàng có thể liên hệ ngay với Quà Gold Việt thông qua các kênh tư vấn: 0898.786.555

Xem thêm : Chữ Phúc Trong Tiếng Hán